Cách tổ chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ

Một trong những lợi ích của các hoạt động ngoài trời là trẻ có cơ hội được chơi, khám phá và học hỏi trong một môi trường tự nhiên hoặc không gian ngoài lớp học. Các hoạt động ngoài trời đem lại không khí trong lành, trải nghiệm mới mở giúp hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ.

Ngoài hoạt động vui chơi, các hoạt động ngoài trời còn có những thú vị gì?

Hãy cùng phần mềm quản lý trường học LittleLives tìm hiểu nhé!

Theo Cơ quan Phát triển Mầm non Singapore (Early Childhood Development Agency Singapore), học tập ngoài trời là các hoạt động có mục tiêu cụ thể nhằm hỗ trợ trẻ em vui chơi, tìm tòi và khám phá môi trường tự nhiên hay môi trường đô thị ngoài lớp học.

Hoạt động ngoài trời của học sinh cần được lên kế hoạch có mục tiêu cụ thể như một phần của chương trình học hay dự án học. Hoạt động học tập ngoài trời có thể tự phát, hay giáo viên hướng dẫn trẻ cách tham gia hoặc thậm chí, giáo viên để trẻ tự sắp xếp các hoạt động mà trẻ thích thú.

Tận dụng không gian tại trường

Nhà trường có thể tận dụng không gian sẵn có trong trường hoặc cạnh trường để tổ chức các hoạt động học tập ngoài trời. Trẻ sẽ cảm thấy quen thuộc và dễ dàng tham gia hơn. Thêm vào đó, giáo viên cũng sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức chuẩn bị.

Với vai trò là đơn vị hỗ trợ nhà trường, LittleLives đã thấy các trường học thường xuyên ghi lại những hình ảnh, video các hoạt động ngoài trời của trẻ để gửi đến phụ huynh các Báo cáo học tập online, giúp phụ huynh lưu giữ được những khoảnh khắc học tập vui chơi đáng giá của con.

Cách xây dựng báo cáo học tập cho trẻ mầm non
Phần mềm quản lý mầm non LittleLives Singapore luôn hỗ trợ giáo viên và nhà trường tự động tạo các mẫu báo cáo học tập chuyên nghiệp, chất lượng cho trẻ.

1. Khám phá các vật liệu học tập tự nhiên

Giáo viên hãy cung cấp các vật liệu tự nhiên (ví dụ như đất, hoa, lá, rau củ,..) để trẻ có cơ hội được trải nghiệm trực tiếp. Thông qua hoạt động khám phá này, trẻ có thể phát triển các kỹ năng về giác quan, phát triển trí tò mò và hứng thú với thiên nhiên, đồng thời kích thích việc trẻ tìm hiểu thêm về các vật liệu này cũng như đặc điểm, tính chất của chúng. Thậm chí, bạn có thể yêu cầu trẻ mang các vật liệu này từ nhà đến!

2. Chơi các trò chơi đóng vai

Trò chơi đóng vai đã trở nên vô cùng quen thuộc tại các lớp học mầm non. Trong các hoạt động ngoài trời, giáo viên cũng có thể để trẻ cùng tham gia các hoạt động đóng vai như xây dựng, phòng cháy chữa cháy cùng các vật liệu mô phỏng. Điều này không chỉ giúp trẻ có thêm những trải nghiệm đa dạng mà còn giúp trẻ nâng cao kỹ năng sống của mình.

3. Các hoạt động thể chất phù hợp

Trẻ có một không gian an toàn, rộng rãi để tham gia các trò chơi vận động tích cực sẽ giúp trẻ phát triển khả năng vận động thô và vận động tinh. Các hoạt động này tạo điều kiện để trẻ rèn luyện sức khỏe, tinh thần tập thể và khuyến khích sự phát triển xã hội.

Các hoạt động này cũng giúp trẻ đốt cháy năng lượng, trẻ ăn ngoan hơn và ngủ sâu giấc hơn.

4. Các hoạt động nghệ thuật

Bạn cũng có thể tạo cơ hội để trẻ khám phá bằng các sử dụng các vật liệu tự nhiên và vật liệu nghệ thuật cho hoạt động ngoài trời. Các kiến thức như sự thay đổi của môi trường, ánh sáng mặt trời, bóng râm hay sắc thái của màu lá sẽ phát triển khả năng sáng tạo của trẻ trong nghệ thuật.

5. Làm vườn

Hãy để trẻ thỏa sức khám phá!

Thật tuyệt vời khi trẻ được tự mình tham gia các hoạt động trồng cây, hái rau hay nhổ cỏ. Đối với trẻ có độ tuổi nhỏ hơn, giáo viên có thể tạo điền kiện để trẻ quan sát các hoạt động này. Trong quá trình đó, giáo viên cũng có thể dạy trẻ các kiến thức về nguồn gốc thực phẩm mà trẻ đang ăn hàng ngày. Hoạt động sân vườn giúp trẻ được tiếp xúc với các loại côn trùng hay những chú chim nhỏ, tạo sự thích thú cho trẻ rất nhiều.

Thông qua các hoạt động này, trẻ sẽ hiểu hơn về thế giới tự nhiên, trân trọng tự nhiên và tiết kiệm nguồn thực phẩm tự nhiên.

6. Tổ chức các buổi kể chuyện ngoài trời

Nhà trường có thể phát triển hoạt động kể chuyện cho bé bằng hình thức thực hiện ngoài trời, kết hợp các đạo cụ được chuẩn bị sẵn. Hãy chọn những câu chuyện có thể kết hợp với không gian ngoài chơi. Với các cuốn truyện có tiếng lá rơi xào xạc, tiếng chim hót hay làn gió nhẹ,.. sẽ giúp trẻ cảm nhận rõ ràng hơn và nâng cao trí tưởng tượng của trẻ.

7. Dạo phố và tham quan các khu vực gần trường học

Trong các chuyến đi nhỏ tham quan các khu vực gần trường học, trẻ được gần gũi và hòa mình vào hoạt động hành ngày xung quanh mình nhiều hơn. Việc quan sát các sự kiện diễn ra xung quanh mình giúp trẻ tự tin và kích thích trí tò mò của trẻ. Các hoạt động như cùng nhau sang đường, cùng nhau đi lên cầu đi bộ... cũng khiến trẻ thích thú vô cùng.

8. Liên kết với các tổ chức cộng đồng

Nhà trường cũng có thể liên kết với các tổ chức cộng đồng tại địa phương để giúp trẻ có trải nghiệm học tập phong phú hơn. Các đối tác này không nhất thiết cần hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Tham quan sở thú, tổ chức các sự kiện tri ân tại trung tâm trẻ em nghèo hay trung tâm dưỡng lão cũng sẽ giúp trẻ có thêm những bài học về ý nghĩa cuộc sống, tinh thần yêu thương con người và nuôi dưỡng những trái tim nhân hậu.

Kết luận

Hoạt động ngoài trời là yếu tố không thể thiếu trong hành trình học tập của trẻ, giúp trẻ phát triển nhận thức, cảm xúc xã hội cũng như cải thiện sức khỏe thể chất.

Dưới đây là danh sách tổng hợp các câu hỏi thường gặp về hoạt động ngoài trời mà nhà trường có thể tham khảo:
Các câu hỏi thường gặp về Hoạt động ngoài trời.pdf