Gợi ý các hình thức kết nối Gia đình - Nhà trường trong giai đoạn giãn cách
Tác giả bài viết: Cộng đồng giáo dục Reggio Emilia tại Việt Nam (VIRES)
Mặc dù trường học đóng cửa, trẻ nhỏ ở nhà, nhưng khoảng cách địa lý tạm thời này không thể “làm khó” được các trường nhờ vào sự phát triển ngày càng tiến bộ của công nghệ. Dưới đây là một số gợi ý cho các trường trong việc ứng dụng nhiều phương thức, công cụ khác nhau để kết nối với phụ huynh một cách hiệu quả:
1. Cập nhật các vấn đề về sức khỏe
Sức khoẻ con trẻ luôn là ưu tiên hàng đầu của các bậc phụ huynh. Chính vì vậy nhà trường có thể cung cấp những lời khuyên để bảo vệ sức khoẻ cho con trẻ trong giai đoạn này thông qua bảng phân bổ thời gian (thời gian học tập, nghỉ ngơi, ăn uống, đi ngủ, xem phim, đọc sách). Nhà trường có thể cung cấp thời gian biểu cụ thể về một ngày của các con như một ngày đi học bình thường.
2. Hướng dẫn các hoạt động chung một ngày
Sau khi đã hướng dẫn phụ huynh về các hoạt động chung của một ngày, nhà trường nên gợi ý cụ thể về từng hoạt động.
- Học tập: gửi các mẫu học liệu ( vẽ, luyện chữ, luyện đọc, nghe, các môn học). Lưu ý những mẫu học liệu này nên đơn giản để phụ huynh có thể dễ thực hiện
- Giải trí: gợi ý những hoạt động, trò chơi
- Ăn uống: gợi ý những món ăn dễ nấu, dinh dưỡng
3. Thăm hỏi gia đình trẻ
Bày tỏ sự quan tâm đến với phụ huynh thông qua việc gọi điện hỏi thăm hàng tuần, hỗ trợ giải đáp khó khăn, khảo sát tình hình.
Chỉ với một lời hỏi thăm tình hình gia đình trẻ, động viên ba mẹ cùng nhau vượt qua những khó khăn này, phụ huynh sẽ cảm thấy được gắn kết với nhà trường, với thầy cô giáo hơn.
4. Duy trì kết nối bằng nhiều hình thức
Để nâng cao kết nối giữa nhà trường và phụ huynh, nhà trường cần thường xuyên duy trì kết nối giữa giáo viên với trẻ bằng nhiều hình thức.
Giáo viên gọi điện thoại video cho nhóm lớp của mình, giáo viên tự quay video lời hỏi thăm, hát các bài hát yêu thích của lớp, đọc sách, kể chuyện cho trẻ nghe…
5. Khuyến khích phụ huynh tương tác chủ động đến nhà trường
Khuyến khích phụ huynh hoặc các bé tự gửi tác phẩm, bài làm của mình cho thầy cô để thầy cô đánh giá được việc học của các bé tại nhà.
Hai yếu tố giúp nhà trường khuyến khích phụ huynh thông qua các cuộc thi, yêu cầu bé gửi tác phẩm/ thành quả học tập của mình:
- Giải thưởng hấp dẫn. Không bao gồm tất cả về giá trị, giải thưởng hấp dẫn là đáp ứng đúng nhu cầu hiện tại của bé và phụ huynh. Ví dụ như trong thời gian giãn cách, voucher vui chơi tại các địa điểm vui chơi sẽ không hấp dẫn bằng cách khóa học Tiếng Anh online hay các voucher có thời hạn dài hơn.
- Thông điệp mà nhà trường truyền tải. Hãy suy nghĩ về một thông điệp mang tính lan tỏa, chạm đến cảm xúc sẻ chia của phụ huynh để phụ huynh có thêm động lực tham dự.
6. Tận dụng các phương tiện công nghệ khác nhau
Nhà trường có thể áp dụng công nghệ làm phương tiện tiếp cận phụ huynh hiệu quả và nhanh chóng hơn. Thầy cô có thể giải đáp các thắc mắc của bậc phụ huynh một cách nhanh nhất, ví dụ "làm gì khi con bị ốm, sốt?", "làm gì khi bé chán ăn?".
Đối với Phần mềm LittleLives, nhà trường có thể sử dụng các công cụ có sẵn để tương tác hiệu quả hơn bao giờ hết qua các tính năng Thông báo hay Bản tin. Phụ huynh dễ dàng tiếp nhận và không bao giờ bỏ sót thông tin.
7. Thể hiện sự lắng nghe ý kiến từ phụ huynh
Thu thập những ý kiến, đánh giá của phụ huynh, tham khảo những mong muốn của phụ huynh về công tác hỗ trợ của nhà trường trong và sau giai đoạn giãn cách xã hội
8. Chuẩn bị ngày quay trở lại trường học của trẻ
Khi trường sắp mở cửa, nhà trường nên cung cấp video hay livestream virtual tour về trường và những công tác chuẩn bị ở trường cho việc quay trở lại trường học của các bé.
Ngày quay lại trường là vô cùng quan trọng, dưới đây là một số gợi ý để nhà trường thực hiện, nhằm đảm bảo "ngày tựu trường" an toàn và nhộn nhịp nhất:
- Thông báo về quy trình vệ sinh, khử trùng trường lớp
- Thông báo về tình hình sức khỏe, di chuyển của giáo viên, nhân viên trong trường
- Thông báo về quy trình đón trẻ tại trường, đo nhiệt độ, vệ sinh cho trẻ trong mùa dịch...
Nguồn tham khảo:
https://www.unicef.org/romania/stories/tips-schools-how-strengthen-communication-parentscaregivers