Làm thế nào để tôi biết con đang thực sự khỏe mạnh?

Làm thế nào để tôi biết con đang thực sự khỏe mạnh?

Là cha mẹ, chắc hẳn chúng ta luôn lo lắng cho con cái. Một trong những điều mà phụ huynh thường quan tâm nhất đó chính là quá trình phát triển và các cột mốc phát triển của trẻ đang đi đúng hướng.

Hãy cùng Phần mềm Quản lý Mầm non LittleLives tìm hiểu thêm về chủ đề này nhé!

Những cột mốc phát triển của trẻ là gì?

Các cột mốc phát triển của trẻ là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của trẻ về nhiều mặt như nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, xã hội và cảm xúc của trẻ.

Mặc dù đây là những cột mốc quan trọng, nhưng chúng không nhất thiết cần tuân theo một quy luật cụ thể, khắt khe nào. Mỗi đứa trẻ đều có sự phát triển khác nhau và chúng ta cần tôn trọng mọi sự phát triển của trẻ.

Tiến sỹ Jennifer Shu, MD, Bác sĩ nhi khoa cho biết: "Nếu con của bạn đạt được một mục tiêu phát triển sớm hơn những đứa trẻ khác, thì trong những lĩnh vực khác, rất có thể trẻ sẽ phát triển muộn hơn, bởi vì con đang "bận rộn" hoàn thiện những kỹ năng của mình."

Tuy nhiên, rất nhiều câu hỏi được đặt ra từ phía phụ huynh. Tại sao con chưa thể đứng được? Tại sao con không cười khi nhìn thấy bố mẹ? ... Và bạn bắt đầu lo lắng cho chính những câu hỏi của mình!

Đừng lệ thuộc vào việc tìm kiếm trên Google!

Trong hơn 10 năm vừa qua, Phần mềm LittleLives đã hỗ trợ hơn 180,000 phụ huynh và chúng tôi đã tổng hợp được một số tiêu chí để bạn có thể đánh giá liệu con của mình có đang hạnh phúc và phát triển bình thường không?

Giai đoạn 1: 3 tháng đầu

Thời gian đầu khi con chào đời chắc chắn là một trải nghiệm khó quên với bạn. Tại sao con khóc không ngừng? Con có đói không? Con cần thay tã chưa? Tại sao con hay cáu kỉnh như vậy?

Trong quá trình phát triển đầu đời, trẻ sơ sinh đang thích nghi với cuộc sống của thế giới bên ngoài sau 9 tháng ở trong bụng mẹ. Thật là một sự thay đổi lớn phải không?

I would be grateful if you could credit me - www.instagram.com/dragosgontariu/
Nguồn ảnh bởi Dragos Gontariu / Unsplash

Ba tháng đầu chính là giai đoạn để ba mẹ và trẻ làm quen với nhau. Các hoạt động chủ yếu như ăn, ngủ, vệ sinh, khóc. Bạn cũng có thể mong đợi trẻ ngẩng đầu lên, phát ra những âm thanh và nở nụ cười khi nhìn bạn.

Dưới đây là một số cột mốc phát triển mà bạn có thể quan sát ở con:

  • Cười. Sau 3 tháng tuổi, trẻ thường biết cười khi nhìn thấy bạn hoặc nghe thấy giọng nói của bạn
  • Ngẩng đầu. Ngẩng cao đầu khi trẻ đang nằm ngửa hoặc nằm sấp
  • Theo dõi các chuyển động của sự vật bằng mắt
  • Sờ, đưa tay lên miệng
  • Nắm một vài đồ vật trong tay

Giai đoạn 2: 4 đến 6 tháng

Trong giai đoạn tiếp theo, trẻ sẽ dần bắt đầu làm quen với cuộc sống của thế giới bên ngoài. Bạn sẽ bắt đầu nắm rõ được tính cách của con. Bạn sẽ nghe thấy con cười nhiều hơn, tiếng cười to hơn và tiếng nói cũng to hơn.

Ở giai đoạn hai này, trẻ sẽ bắt đầu học và tìm hiểu về thế giới xung quanh. Trẻ trở nên cảnh giác hơn. Trẻ dần thành thạo trong các vận động thôi. Mọi trải nghiệm - từ ôm ấp đến ngủ trưa, nghe bố mẹ nói, nghe người thân trò chuyện - sẽ giúp trẻ hiểu hơn về thế giới.

Nguồn ảnh bởi Jonathan Borba / Unsplash

Dưới đây là một số cột mốc phát triển mà bạn có thể quan sát ở con:

  • Phát triển vận động thô. Lăn trước hoặc lăn sau. Trẻ cố gắng ngồi dậy với sự hỗ trợ của người lớn và bắt đầu kiểm soát cổ tốt hơn.
  • Cải thiện khả năng phối hợp giữa tay và mắt. Trẻ sẽ có thể đưa tay lên đỡ đồ vật (cũng có thể giật tóc bạn) và dùng tay nghịch phá đồi chơi hay các đồ vật khác.
  • Trẻ tập nói. Từ việc trẻ bắt đầu phát ra các âm thanh giống như ngôn ngữ, kèm theo cảm xúc thể hiện như niềm vui, cáu giận, đau đớn,...
  • Khả năng nhìn bằng mắt. Các màu sắc như màu đỏ, xanh, vàng sẽ dần trở nên rõ ràng hơn với trẻ. Bạn cũng có thể quan sát thấy trẻ nhìn chằm chằm vào các sự vật hoặc phản xạ với những điều xảy ra xung quanh mình.

Đây là giai đoạn mà cha mẹ có thể đưa con đến các trường học nhận trẻ sơ sinh. Điều này không có nghĩa là cha mẹ sẽ bỏ lỡ một giai đoạn phát triển quan trọng của con. Một số trung tâm, trường học chăm sóc trẻ sơ sinh sử dụng Phần mềm Cập nhật sức khỏe LittlePoop để cho phép cha mẹ theo dõi mọi sự phát triển của con từ các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh, dặn thuốc,...

Giai đoạn 3: Từ 7 đến 9 tháng

Đây là giai đoạn mà trẻ có rất nhiều thay đổi khiến bạn ngạc nhiên.

Baby Boy
Nguồn ảnh bởi Picsea / Unsplash

Đây là một số điều mà bạn có thể mong đợi từ con của mình:

  • Phát triển khả năng vận động. Trẻ bắt đầu biết bò. Điều này có thể xảy ra dưới nhiều hình thức, từ nhào lộn đến bò bằng đầu gối,.. Một số em bé thậm chí có thể đi ngay từ giai đoạn tập bò. Mỗi đứa trẻ đều có một hành trình phát triển khác nhau!
  • Khỏe mạnh hơn. Trẻ bắt đầu có thể ngồi dậy mà không cần sự trợ giúp của người lớn.
  • Tương tác nhiều hơn. Trẻ bắt đầu phản ứng, tương tác nhiều hơn với các cử chỉ quen thuộc như ăn hay ngủ. Đó là lý do tại sao bạn nên lặp lại những câu nói với trẻ. Trẻ bắt đầu biết lắc đầu hoặc bập bẹ gọi "mama" hoặc "dada".

Giai đoạn 4: Từ 10 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi

Đây chính là giai đoạn chuyển tiếp của trẻ. Con không còn là trẻ sơ sinh nữa mà bắt đầu "lớn" hơn.

Young toddler girl wearing yellow shirt with red hair standing against a wooden crate in apple orchard at golden hour.
Nguồn ảnh bởi Jen Theodore / Unsplash

Có rất nhiều biểu hiện của con trong cột mốc phát triển này:

  • Tự ăn. Trẻ bắt đầu học cách đưa thức ăn vào miệng, đôi khi điều này khá vụng về. Bạn cần lưu ý không nên để trẻ cầm các vật nhọn hoặc không ăn được.
  • Phát triển vận động. Trẻ học cách di chuyển nhanh hơn, nắm các đồ vật chặt hơn.
  • Những câu nói đầu tiên! Trẻ bắt đầu nói được những câu nói từ 3 tiếng trở lên và đem cảm xúc vào câu nói của mình.
  • Sao chép hành động của người lớn. Trẻ bắt đầu nhại, sao chép một số hành động của người lớn như giả vờ nghe điện thoại. Đây là giai đoạn mà bạn nên nói với con những ngôn ngữ chuẩn, chính xác và tránh nói những từ ngữ không hay.
Nguồn ảnh bởi Nathan Dumlao / Unsplash

Sự phát triển của trẻ không phải là một cuộc chạy đua. Vì vậy, thời gian và tốc độ không phải là thước đo tốt nhất về sự tiến bộ của trẻ. Điều quan trọng nhất là trẻ đang hạnh phúc trên con đường phát triển của mình và luôn có sự đồng hành của gia đình.


Phần mềm Quản lý Mầm non và Tương tác với phụ huynh LittleLives

LittleLives là công ty cung cấp phần mềm quản lý trường học được công nhận bởi Bộ giáo dục Singapore, Vụ giáo dục mầm non Singapore và được Hội giáo dục mầm non Singapore xếp hạng phần mềm số 1 giúp các giáo viên và nhà trường theo dõi sức khoẻ và quá trình học tập của trẻ. LittleLives có sự hiện diện mạnh mẽ tại hơn 1500 trường học tại Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Việt Nam, Canada, Thái Lan, Philippines, Campuchia, Brunei và Indonesia.

Liên hệ Đội ngũ LittleLives để nhận tư vấn miễn phí tại đây hoặc qua Hotline: 098.990.2292 (Hỗ trợ khu vực phía Bắc)
039.629.0599 (Hỗ trợ khu vực phía Nam)