Cập nhật mục tiêu Giáo dục Mầm non mới nhất
Lấy trẻ làm trung tâm giáo dục chính là mục tiêu giáo dục mầm non. Nhằm phát triển thể chất, trí tuệ và tinh thần, cảm xúc xã hội của trẻ, trong tương lai, mục tiêu giáo dục mầm non sẽ phát triển vô cùng rõ rệt.
Mục tiêu giáo dục mầm non
Ở độ tuổi phát triển vàng, trẻ cần có điều kiện môi trường tốt để phát triển về thế chất, tình cảm, thẩm mĩ. Đây là cơ sở để trẻ hoàn thiện não bộ và nhân cách của mình. Các chức năng tâm sinh lý, năng lực cũng như phẩm chất, kỹ năng mềm đều là yếu tố cần thiết để rèn luyện trong lứa tuổi mầm non.
Giai đoạn mầm non chính là nền tảng để trẻ dễ dàng sự nghiệp học tập trọn đời và bước vào các bậc học tiếp theo. Để đạt được mục tiêu giáo dục này, nhà trường, thầy cô giáo và cả gia đình phụ huynh cần chú trọng đến vấn đề rèn luyên và giáo dục tính tự lập cho trẻ.
Tính tự lập của mỗi trẻ là khác nhau, nhiều trẻ tỏ ra thích tự lập ngay từ khi còn bé nhưng một số trẻ có thói quen được che trở và sống dựa dẫm hơn và bố mẹ, gia đình. Tuy nhiên, môi trường và phương pháp dạy dỗ cũng ảnh hưởng đến tính tự lập ở trẻ. Tính tự lập là một biểu hiện có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình hình thành tính cách, phẩm chất cũng như nhân cách của trẻ. Trẻ muốn tự làm các công việc sinh hoạt hàng ngày là một trong những biểu hiện đầu tiên của tính tự lập. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ không chỉ giúp trẻ có khả năng tự lập trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày mà con là điều kiện cần thiết để trẻ có thể dễ dàng và nhanh chóng hòa nhập tại môi trường trường học đầu tiên - trường mầm non. Ở trường, thông qua các phương pháp dạy dỗ và thầy cô giáo, tính tự lập giúp trẻ tự tin hơn, năng động, chủ động, sáng tạo và dễ dàng rèn luyện được các kỹ năng sống cần thiết.
Kinh tế xã hội phát triển kèm theo nhiều nhu cầu về vật chất và tinh thần, cha mẹ cũng trở nên bận rộn hơn và ít có thời gian dành cho con cái. Rất nhiều cha mẹ có nhiều sai lầm trong các nuôi dạy con hay phương châm giáo dục nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng. Nếu trẻ được nuông chiều quá mức, chỉ biết sống một cuộc sống hưởng thụ thì sau này, trẻ sẽ trở thành người có tính ích kỷ, vụng về và thiếu tự tin trong cuộc sống cũng như gặp khó khăn trong việc thích nghi với những môi trường mới. Nếu trẻ không có tính tự lập, dần dần trẻ sẽ trở nên ỉ lại, lười biếng, bướng bỉnh và có thái độ chùn bước trước những khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống.
Chính vì vậy, thầy cô giáo và nhà trường chính là môi trường giúp trẻ tốt nhất trong quá trình giáo dục tính tự lập cho trẻ. Mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành tính tự lập cho trẻ. Mục tiêu tiên quyết và hàng đầu là giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện. Môi trường chăm sóc cũng như giáo dục sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, thông minh, chủ động sáng tạo, tự tin và có tư duy tự lập tốt.
Giáo dục phát triển thể chất
Chương trình giáo dục mầm non cũng luôn đề cao việc giáo dục phát triển thể chất. Trẻ khỏe mạnh, phát triển cân nặng, chiều và phù hợp với lứa tuổi thông qua các hoạt động trên lớp nhằm phát triển vận động thô, vận động tính; phát triển các nhóm cơ, hô hấp, phát triển tố chất vận động ban đầu, cử động bàn tay, ngón tay.
Mục tiêu giáo dục là giúp trẻ được rèn luyện, thích nghi với các chế độ sinh hoạt tại trường (bao gồm ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, ngủ một giấc trong ngày, biết gọi người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh,..) Nhận biết các đồ dùng sắc nhọn hay tránh các vật dụng, hành động, nơi chốn,.. nguy hiểm khi được người lớn nhắc nhở.
Giáo dục phát triển nhận thức
Nhận thức là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển ở trẻ mầm non. Luyện tập nhuần nhuyễn và phối kết hợp các giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác và khả năng nhận tiết các đặc điểm nổi bật của từng đối tượng.
Tại trường, giáo viên đóng vai trò giúp trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi, phương tiện giao thông, con vật,... quen thuộc với trẻ cũng như các vật dụng mà trẻ chưa có cơ hội đực trực tiếp nhìn thấy.
Nhận biết màu sắc, kích cỡ, hình dạng, số lượng (ít - nhiều), vị trí không gian (trên - dưới, trước - sau, phải - trái) so với bản thân bé.
Lưu ý rằng, trẻ thường có thói quen quan sát và bắt chước các hành động của người người gần gũi với trẻ. Chính vì thế, cả gia đình và nhà trường đều cần tạp cho trẻ một môi trường phát triển lành mạnh, hạnh phúc và tốt đẹp nhất.
Giáo dục phát triển ngôn ngữ
Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi là giai đoạn vàng để trẻ có thể phát triển khả năng ngôn ngữ. Giúp trẻ nghe và hiểu được nhiều giọng nói khác nhau, hiểu được các từ các câu chỉ sự vật, hiện tượng, hành động. Thêm vào đó, môi trường giáo dục giúp trẻ biết trả lời một số câu hỏi đơn giản: ai đây? con gì đây?.... Hiểu được từ "không" và biết dừng hành động khi nghe "không được lấy", "không được làm"...
Một số hoạt động trẻ được tham gia ở trường để rèn luyện phát triển ngôn ngữ như:
- Nghe kể chuyện, đọc thơ phù hợp với từng độ tuổi, thuộc những bài thơ, bài hát ngắn.
- Biết sử dụng lời nói để diễn đạt nhu cầu mong muốn, nói những câu đơn, câu có 5 - 7 tiếng
- Biết mở sách xem và gọi tên nhân vật, hành động của nhân vật trong tranh
- Tiếp xúc với các ngôn ngữ mới...
Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẫm mỹ
Mục tiêu giáo dục mầm non chính là giúp trẻ có ý thức về bản thân mình cũng như mọi người xung quanh, biết biểu lộ cảm xúc phù hợp và đặc biệt là có các phản ứng cảm xúc hợp lý. Các hành vi xã hội như chào hỏi, ăn uống, gặp người lạ,... cũng được dạy trẻ trong giai đoạn này.
Phát triểm thẩm mỹ là mục tiêu giáo dục mầm non nhằm tạo cơ hội để trẻ phát huy các khả năng tiềm ẩn của bản thân cũng như giúp trẻ biết yêu và trân trọng cái đẹp, tình thương và tình cảm gia đình, cộng đồng.
Phần mềm Quản lý Trường học và Tương tác với Phụ huynh LittleLives Singapore
LittleLives là công ty cung cấp phần mềm quản lý trường học được công nhận bởi Bộ giáo dục Singapore, Vụ giáo dục mầm non Singapore và được Hội giáo dục mầm non Singapore xếp hạng phần mềm số 1 giúp các giáo viên và nhà trường theo dõi sức khoẻ và quá trình học tập của trẻ. LittleLives có sự hiện diện mạnh mẽ tại hơn 1500 trường học tại Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Việt Nam, Canada, Thái Lan, Philippines, Campuchia, Brunei và Indonesia.