Kinh nghiệm vận hành, quản lý, phục hồi trường mầm non
Chúng ta không thể kiểm soát được thiên tai, dịch bệnh, thay đổi từ bên ngoài. Nhưng chúng ta có thể kiểm soát và sẵn sàng đón nhận những khó khăn bất cứ lúc nào. Đó chính là một bài học cho cả cộng đồng nói chung và trường mầm non nói riêng sau đại dịch COVID-19.
Đại dịch không kết thúc mà lại bước sang một giai đoạn mới. Bình tĩnh và có những quyết định sáng suốt chính là "vũ khí" hiệu nghiệm giúp chúng ta chiến thắng đại dịch, phục hồi mầm non.
Quản lý tài chính cho trường mầm non
Hợp đồng thuê nhà
Đây là cơ hội để bạn xem lại toàn bộ hợp đồng thuê nhà cũng như các loại hợp đồng với đối tác của nhà trường. Hãy đảm bảo hợp đồng thuê nhà của bạn có các điều khoản liên quan đến việc hỗ trợ tài chính khi dịch bệnh/ thiên tai xảy ra.
Nếu hợp đồng của nhà trường đã có các điều khoản như vậy, khi dịch bệnh xảy ra, đây sẽ trở thành cơ sở để nhà trường có thể giảm chi phí thuê nhà hay được hoàn phí.
Lập quỹ dự phòng rủi ro
Nếu bạn băn khoăn một cơ sở trường mầm non nhỏ có cần quỹ dự phòng hay không, thì thực tế đã chứng mình: Trường mầm non luôn cần đến quỹ dự phòng rủi rõ.
Quỹ này không chỉ nhằm mục đích giải quyết những vấn đề khó khăn đột ngột phát sinh mà còn nhằm mục đích giúp nhà trường phát triển một cách bền vững và không bị gián đoạn.
Các quỹ tiền liên quan đến nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng giảng dạy; các quỹ công đoàn, quỹ thường cũng cần được cân đối rõ ràng theo tháng. Hành động này giúp nhà trường có thể dễ dàng quản lý vấn đề tài chích của mình.
Lập kế hoạch dòng tiền
Lập kế hoạch dòng tiền trong một thời kỳ nhất định trong tương lai nhằm xác định số tiền thừa, thiếu để đưa ra các biện pháp cân bằng thu chi cho nhà trường.
Dự báo dòng tiền vào
Dựa trên học phí mà học sinh đóng hàng tháng, hàng kỳ và các khoản thu khác của nhà trường, bạn có thể dễ dàng nắm được dòng tiền vào theo từng thời điểm khác nhau ví dụ như thời gian trẻ đi học đầy đủ, thời gian nghỉ hè,..
Dự báo dòng tiền ra:
Dòng tiền ra từ các hoạt động đầu tư: Bao gồm các khoản tiền chi tiêu cho việc xây dựng và mua sắm tài sản cố định, tiền đầu tư vào các lĩnh vực khác của nhà trường,..
Dòng tiền ra từ các hoạt động tài chính: Bao gồm các khoản tiền trả nợ gốc đã vay đến kỳ thanh toán, tiền trả lãi cho các hoạt động đầu tư,...
Dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh: Bao gồm các khoản chi tiêu bằng tiền cho các hoạt động doanh thu chủ yếu của nhà trường như chi trả cho giáo viên, nhân viên; tiền thuê nhà; tiền trả cho bên cung cấp các dịch vụ của nhà trường; quảng cáo; học liệu; chương trình học;...
Tính dòng tiền thuần của nhà trường
Dòng tiền thuần là chênh lệch giữa dòng tiền vào so với dòng tiền ra của nhà trường trong cùng kì.
Xác định số tiền dư cuối kì và số tiền thừa hoặc thiếu
Kết hợp với số tiền tồn đầu kì, chúng ta có thể xác định số tiền cuối kì theo công thức: Số tiền tồn cuối kì = Số tiền tồn đầu kì + Dòng tiền thuần trong kì.
Từ đó, bạn có thể đối chiếu với số dư tiền cần thiết, xác định số vốn bằng tiền dư thừa hay thiếu hụt bằng chênh lệch giữa các số tiền cuối kì với số dư tiền cần thiết.
Tăng thu
Hãy có kế hoạch cho việc tăng thu! Bạn đã trả tiền thuê mặt bằng cho cơ sở mầm non 1 tháng, mỗi ngày 24 tiếng. Nhưng số giờ thực chất bạn sử dụng tại trường rơi vào khoảng 10 - 12 tiếng. Đừng lãng phí 12 tiếng còn lại! Bạn có thể san sẻ chi phí mặt bằng cách cho lớp học ngoại khóa thuê vào chủ nhật hoặc buổi tối.
Giảm chi
Chi tiết đúng cách luôn đi cùng các hoạt động giảm chi. Hãy tính toán kỹ lưỡng các khoản tiền bạn cần đầu tư, giảm bớt các khoản chi tiêu chưa hợp lý.
Vận hành trường mầm non hiệu quả
Hãy cùng đi từng vấn đề để rà soát lại việc vận hành trường mầm non của bạn nhé!
Môi trường trường lớp
80% phụ huynh đến xem và tham quan trường sẽ không để ý đến những lời giới thiệu của bạn. Đó là thời gian để họ quan sát môi trường trường lớp và cơ sở vật chất. An toàn - Vệ sinh - Hiện đại chính là một trong những yếu tố giúp phụ huynh quyết định theo học tại trường.
Chất lượng giáo viên và chương trình giảng dạy
Giáo dục mầm non hiện nay ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách và nền tảng phát triển cho trẻ trong tương lai.
Cùng với sự thay đổi của giáo dục quốc tế và số lượng trường học hiện nay, chất lượng giáo dục ngày càng được coi trọng và trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu tại các cơ sở trường học.
Đọc thêm bài viết về Xu hướng giáo dục tại Việt Nam trong 5 năm qua tại đây:
Vận hành tối ưu
Đẩy mạnh số hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục không chỉ giúp giáo viên giảm bớt các công việc không tên mà còn giúp phụ huynh theo dõi, đồng hành cùng nhà trường trong việc giáo dục trẻ. Đây cũng là lý do một loạt các trường học từ cấp mầm non đến tiểu học, trung học triển khai phần mềm kết nối nhà trường - phụ huynh; áp dụng các ứng dụng quản lý giáo dục, sổ liên lạc điện tử.
Tiếp cận thị trường Việt Nam kể từ cuối năm 2018, Phần mềm Quản lý Trường học LittleLives hiểu được nhu cầu của nhà trường khi áp dụng công nghệ trong quá trình vận hành, tiết kiệm thời gian và nguồn nhân lực thực hiện các công việc hành chính. Công nghệ trở thành cầu nối để nhà trường và phụ huynh có thể cùng nhau hợp tác, nuôi dưỡng trẻ tích cực hơn. Đẩy mạnh mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường tỷ lệ thuận với sự phát triển trí tuệ, thể chất và tinh thần của trẻ. Bên cạnh đó, việc ứng dụng các phần mềm dạy học trực tuyến, áp dụng công nghệ điện tử vào quá trình giảng dạy cũng giúp học sinh có được nhiều trải nghiệm thú vị trên môi trường số, từ đó năm bắt kiến thức dễ hơn và chất lượng giáo dục nâng cao hơn.
Nếu trường học của bạn đang tìm kiếm một hệ thống phần mềm phù hợp với nhà trường, bạn có thể liên hệ đến Đội ngũ LittleLives để nhận được tư vấn cụ thể.
Hotline: 0904712496
Hoặc đăng ký trực tiếp tại đây.